Open Banking đã thay đổi bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng như thế nào?

SAVIS DX Open Banking Platform - Hệ giải pháp, dịch vụ toàn diện cho Ngân hàng mở đầu tiên tại Việt Nam

Table of Contents

Công nghệ đang ngày càng khẳng định vai trò và sức mạnh của mình trong mọi ngành nghề. Chúng làm thay đổi cuộc sống của mỗi người và cách vận hành của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Một thập kỷ qua, chúng ta có thể chứng kiến sự phát triển đột phá của những doanh nghiệp công nghệ như Facebook, Google, Microsoft… Trước sự lên ngôi của công nghệ và những thay đổi về hành vi người tiêu dùng, ngân hàng cần có những thay đổi rõ rệt, ứng dụng công nghệ mạnh mẽ hơn nữa. Điều này đặt ra câu hỏi lớn đòi hỏi những thay đổi mang tính cách mạng từ lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng và vai trò đó được đặt lên vai của Ngân hàng mở – Open Banking.

Ngày 8 tháng 10 năm 2015, Nghị viện châu Âu đã chính thức thông qua Chỉ thị sửa đổi về Dịch vụ thanh toán (PSD2). Những quy định mới này có vai trò tăng cường bảo vệ người tiêu dùng và nhằm thúc đẩy sự phát triển và sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến. PSD2 là nền tảng để xây dựng ngân hàng số với các điều khoản cho phép bên thứ ba truy cập tài khoản thông qua API. Việc thúc đẩy sự phát triển của các API và sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính Fintech có vai trò đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng và bước vào kỷ nguyên Ngân hàng Mở – Open Banking.

Tổng quan về API

API là những tiêu chuẩn cho phép các phần mềm giao tiếp và trao đổi thông tin. API được hiểu là phương thức để các ứng dụng trên nhiều máy tính khác nhau sử dụng cùng một ngôn ngữ trong việc trao đổi dữ liệu qua hạ tầng mạng. Ban đầu, API thường được sử dụng để liên kết các thành phần của phần mềm trong một tổ chức, nhưng cùng với sự phát triển của Internet, các API bên ngoài và public API ngày càng trở nên phổ biến. 

Một tổ chức có thể sử dụng public API để cho phép bên thứ ba truy cập vào dữ liệu hoặc dịch vụ của họ dưới sự kiểm soát, nghĩa là cấp phép truy cập đối với một số tính năng nhất định trong phần mềm, trong khi những phần còn lại của vẫn được bảo vệ. Một “lượt thích” của Facebook trên trang web của bên thứ ba và một video được “nhúng” trên Youtube là những ví dụ điển hình về việc sử dụng các public API.

SAVIS DX Open Banking Platform  - Hệ giải pháp, dịch vụ toàn diện cho Ngân hàng mở đầu tiên tại Việt Nam

Thêm một ví dụ về sử dụng public API, những tập đoàn CNTT lớn như Google, Apple và Facebook dùng public API để cho phép bên thứ ba được quyền thêm các chức năng vào lõi công nghệ mà họ cung cấp. Đây được cho là ứng dụng thú vị nhất của các public API và là ứng dụng mang lại nhiều lợi ích cho cả người dùng và nhà sáng lập.  

Chuyển đổi dịch vụ ngân hàng sang dịch vụ nền tảng – Banking as a platform

Với những quy định từ PSD2, các ngân hàng sẽ phải suy nghĩ lại về vị trí của họ trong bức tranh dịch vụ tài chính. Trong bối cảnh hiện tại, các ngân hàng đang cung cấp các dịch vụ tài chính end-to-end đầu – cuối trên đa kênh (trực tuyến, di động và các chi nhánh giao dịch). Nếu sử dụng public API, khách hàng sẽ có đa dạng lựa chọn khi tương tác với ngân hàng. 

Từ những phương thức tương tác truyền thống, ngân hàng sẽ cung cấp dịch vụ tài chính của mình theo mô hình nền tảng, tạo điều kiện cho các bên thứ ba có thể xây dựng các ứng dụng bằng dữ liệu ngân hàng. Việc chia sẻ dữ liệu sẽ làm thay đổi hành vi của khách hàng. Một khách hàng mới tạo tài khoản ngân hàng thường sẽ mặc định mua và sử dụng các dịch vụ tài chính khác như cho vay, thế chấp, tiết kiệm, ngoại hối và truy cập ngân hàng trực tuyến. 

SAVIS DX Open Banking Platform  - Hệ giải pháp, dịch vụ toàn diện cho Ngân hàng mở đầu tiên tại Việt Nam

Trong cuốn sách “Bye bye bank?”, James Haycock và Shane Richmond đã giúp người đọc nhìn thấy một viễn cảnh mà trong đó các ngân hàng bán lẻ, bất đắc dĩ trở thành những “dumb data pipes” (đường truyền dữ liệu ngu ngốc), trong khi các Fintech (sử dụng những dữ liệu và dịch vụ của các ngân hàng như một nền tảng để gắn kết, thu hút người dùng) thu lợi nhuận lớn từ khả năng tương tác với khách hàng.

Cũng như những lĩnh vực khác như truyền thông, thương mại và nhiều ngành nghề khác đang bị các công ty với nền tảng công nghệ mạnh mẽ như Facebook, Google, Alibaba, Tencent gây áp lực rất lớn lên mô hình kinh doanh, Haycock và Richmond kỳ vọng Fintech sẽ thay thế và loại bỏ các tổ chức tài chính truyền thống. Tuy nhiên, trước những thay đổi này, một số công ty lại có quan điểm khác: khái niệm “ngân hàng dưới dạng nền tảng” trên thực tế đã và đang mang lại cơ hội lớn cho các ngân hàng truyền thống mở rộng phạm vi tiếp cận của mình, nếu họ có thể tự mình áp dụng và khai thác những công nghệ này.

Fintech

Trước tiên, chúng ta hãy xem xét “challenger bank”. Challenger bank là những ngân hàng hoạt động chủ yếu trên môi trường trực tuyến, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ tài chính được thực hiện thông qua các trang web hoặc ứng dụng di động, cắt giảm các hoạt động bàn giấy và đơn giản hóa quy trình làm việc. Challenger bank cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng truyền thống lâu đời. 

Trong bối cảnh dịch vụ tài chính hiện tại, các Public API và Fintech thường được chú ý nhiều nhất trên thị trường thanh toán, đặc biệt là ví điện tử và thanh toán ngang hàng. PayPal là một trong những công ty đầu tiên thực hiện đơn giản hóa quy trình thanh toán trực tuyến thông qua việc sử dụng API và sau đó là Venmo, Google Wallet hay Apple Pay. Tuy nhiên, các sáng kiến ​​Fintech không chỉ tập trung vào thanh toán, mà còn bao gồm nhiều dịch vụ khác như: cho vay, tiết kiệm, đầu tư, chuyển tiền quốc tế…

SAVIS DX Open Banking Platform  - Hệ giải pháp, dịch vụ toàn diện cho Ngân hàng mở đầu tiên tại Việt Nam

Lợi thế cạnh tranh chính của các công ty Fintech là họ nhắm đến một dịch vụ ngân hàng cụ thể và có thể tập trung hoàn toàn vào trải nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực đó. Trong quá khứ, các ngân hàng truyền thống thường giữ chân khách hàng bằng hệ thống dịch vụ đầu – cuối end-to-end bởi hệ thống ngân hàng sở hữu toàn bộ sản phẩm, quy trình, thông tin và cam kết của khách hàng. Tuy nhiên, trong thời đại của dữ liệu mở, thực tế này đã trở nên lỗi thời. Các ngân hàng truyền thống sẽ phải cạnh tranh với các Fintech trên từng khía cạnh của dịch vụ Tài chính – Ngân hàng. Thành công sẽ được quyết định bởi việc ngân hàng đó có thích ứng được với những thay đổi này hay không.

Kỷ nguyên Ngân hàng Mở – Open Banking

Nhanh nhạy trước những biến đổi về thói quen tiêu dùng của khách hàng, nhiều ngân hàng đã nhận ra cơ hội mà mô hình ngân hàng nền tảng có thể mang lại cho họ. Ở Châu Âu, BBVA là một trong những ngân hàng đầu tiên phát triển các public API cho các bộ phận kinh doanh khác nhau của tổ chức. Để nâng cao năng lực công nghệ của mình, BBVA đã mua lại công ty khởi nghiệp về ngân hàng trực tuyến Simple của Mỹ vào tháng 2 năm 2014, đóng vai trò như một tấm khiên bảo vệ thông minh cho các hệ thống ngân hàng hiện tại, cung cấp cho khách hàng những phân tích phong phú về dữ liệu giao dịch của họ.

Ngoài việc phát triển các API công khai, Ngân hàng Fidor (Đức) đã phát triển thêm một bước nữa bằng cách thành lập cộng đồng nhà phát triển API, “Developer Days” để thúc đẩy năng lực lập trình dữ liệu ngân hàng. Cũng giống như những gã khổng lồ công nghệ như Facebook và Google, Fidor đã nhận ra rằng chìa khóa cho một nền tảng thành công là sự phát triển trong các cộng đồng. 

Tầm nhìn cho tương lai

Thế giới số sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận mới, với tư duy hoàn toàn mới và mở đối với công nghệ số về ngân hàng. Một ví dụ về chiến lược của ngân hàng Beta – đại diện cho một bộ máy tinh gọn, riêng biệt, được xây dựng cho tương lai. Nó hoạt động dưới hình thức của một ngân hàng truyền thống nhưng lại có mô hình kinh doanh và dịch vụ riêng, không có phần mềm kế thừa của ngân hàng truyền thống.

Thay vào đó, Beta vận hành dựa trên những công nghệ mới: một sân chơi mở cho các sáng kiến ​​công nghệ cho bất kỳ ai muốn tham gia. Chris Skinner, tác giả của cuốn “Digital Bank”, đưa ra một chiến lược thay thế: việc các ngân hàng truyền thống nên làm là loại bỏ tư duy cũ rằng các ngân hàng có thể làm mọi thứ. Thay vào đó, các ngân hàng nên xác định lĩnh vực nào mà họ nên thực sự tập trung và muốn phát triển thành thế mạnh, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp hợp lý.  

SAVIS DX Open Banking Platform  - Hệ giải pháp, dịch vụ toàn diện cho Ngân hàng mở đầu tiên tại Việt Nam

Hành trình chuyển đổi bắt đầu từ tư duy mở, luôn sẵn sàng trước những biến số. Vẫn còn phải xem chiến lược đúng đắn sẽ là gì, nhưng rõ ràng là các ngân hàng nên theo dõi chặt chẽ những cải tiến về công nghệ. Đây cũng là bài học từ những công ty trong các lĩnh vực khác đã chậm chân trong việc cạnh tranh với các công ty khởi nghiệp có nền tảng công nghệ. Nói cách khác, các ngân hàng sẽ phải cân nhắc liệu mình có thể trở nên giống Apple và Google hơn một chút, thay đổi nhanh và hiệu quả hơn hơn một chút để tránh khỏi việc Google hoặc Apple trở thành một ngân hàng số mới. 

Ngân hàng thành công nhất trong tương lai sẽ là ngân hàng có nền tảng cho vay, đầu tư và thanh toán phổ biến toàn cầu và có độ phủ rộng rãi nhất. Thay vì tiết kiệm và cho vay tiền mặt, ngân hàng tương lai sẽ phù hợp với các biện pháp khuyến khích tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch tài chính trực tiếp giữa các khách hàng. Công ty taxi lớn nhất thế giới không sở hữu phương tiện nào, chủ sở hữu phương tiện truyền thông phổ biến nhất thế giới không phải người tạo ra nội dung, có lẽ, trong tương lai, ngân hàng lớn nhất thế giới có thể không cần giữ tiền gửi?  

Tham khảo Nền tảng Ngân hàng mở  đầu tiên tại Việt Nam – SAVIS DX Open Banking Platform!

Bài viết liên quan:

TrustCaTimestamp – Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian

Giải pháp hợp đồng điện tử và số hoá quy trình

GO Invoice – Giải pháp hóa đơn điện tử cho cá nhân và doanh nghiệp Việt

Liên hệ với chúng tôi

English