Open API: Mở ra kỷ nguyên ngân hàng mở
Open API đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi số của ngành tài chính ngân hàng. Open API thúc đẩy sự đổi mới của ngân hàng truyền thống, hứa hẹn mang đến các giao dịch tài chính an toàn, hiệu quả và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. 1. Quy mô thị trường ngân hàng mở và open API có thể vượt 200 tỷ đô vào năm 2033 Ngân hàng mở là sự phát triển của một hệ sinh thái tài chính mới dựa trên kết nối giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp – đơn vị cung cấp dịch vụ thứ ba, được hỗ trợ bởi API. Thông qua hệ sinh thái ngân hàng mở, các ngân hàng sẽ giúp khách hàng trải nghiệm những dịch vụ ưu việt và linh hoạt hơn; đồng thời cho phép khách hàng quản lí tài chính cá nhân, đưa ra quyết định tài chính tốt hơn. Tuy còn khá mới mẻ, song, các ngân hàng và tổ chức tài chính tham gia vào hệ sinh thái ngân hàng mở cực sôi nổi. Theo báo cáo và dự đoán của Market.us, thị trường ngân hàng mở toàn cầu sẽ có tốc độ tăng trưởng đều đặn qua các năm. Dự đoán tới năm 2033, quy mô thị trường sẽ lên đến 203.8 tỉ đô. Dự đoán quy mô thị trường ngân hàng mở toàn cầu theo hình thức triển khai giai đoạn 2024 – 2033 (Nguồn: Market.us) Ngày 13/01/2018, Chỉ thị về dịch vụ thanh toán của Liên minh châu Âu (PSD2) được ban hành, yêu cầu các ngân hàng cung cấp cho bên thứ ba quyền truy cập vào tài khoản của khách hàng thông qua API có sẵn, công khai nếu được khách hàng cho phép. Thông qua việc sử dụng API, bên thứ ba có thể truy cập dữ liệu ngân hàng. Do đó, ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ (bên thứ ba) đáng tin cậy có thể phục vụ khách hàng hiệu quả hơn. Từ khi PSD2 ra đời, lĩnh vực thanh toán đã trải qua một cuộc cách mạng công nghệ thực sự, nổi bật là sự ra đời của ngân hàng mở và các open API. Ngân hàng mở và open API đã tạo động lực giúp các ngân hàng phát triển và chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh mới. Việc sử dụng ngân hàng mở và các open API mang đến cơ hội cho các ngân hàng phát triển dịch vụ mới, cá nhân hóa dịch vụ và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Đọc thêm: 2. Lợi ích khi ứng dụng open API vào ngân hàng mở 3. Thách thức khi ứng dụng Open API vào ngân hàng mở Bên cạnh những lợi ích có thể kể trên, ứng dụng open API vào ngân hàng mở, vẫn còn tồn tại một số thách thức đi kèm. Chinh phục được những thách thức này là điều cực quan trọng để đảm bảo sự bền vững và an toàn trong quá trình thúc đẩy ngân hàng mở dựa trên open API. Mặc dù open API mang lại nhiều lợi ích tiềm năng cho hệ sinh thái ngân hàng mở, song các bên tham gia cần vượt qua những thách thức về kỹ thuật, bảo mật, quản lý và hợp tác để thực sự khai thác được toàn bộ tiềm năng của công nghệ này. 4. Ứng dụng Open API trong SAVIS Open Banking Platform: Hệ giải pháp toàn diện cho Ngân hàng mở đầu tiên tại Việt Nam 4.1. Về SAVIS Open Banking Platform SAVIS Open Banking Platform là hệ giải pháp được SAVIS Group thiết kế chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về pháp lý – công nghệ tạo ra sự kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số. Với cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc và kinh nghiệm về triển khai và vận hành, SAVIS cung cấp cho khách hàng công nghệ tiên tiến cùng trải nghiệm người dùng tốt nhất. 4.2. SAVIS bắt tay với các “ông lớn” quốc tế trong cung cấp các giải pháp về Open API và Open Banking SAVIS bắt tay hợp tác với Konsentus – thương hiệu toàn cầu về tư vấn ngân hàng mở và cơ sở hạ tầng, để cùng xây dựng nguyên tắc hoạt động và mô hình dịch vụ, khung pháp lý cho ngân hàng mở tại Việt Nam. Qua các phiên làm việc, hai bên sẽ cùng nhau xây dựng một bộ nguyên tắc giúp vận hành hệ sinh thái ngân hàng mở ở Việt Nam, tạo lập quy trình vận hành để triển khai các hệ thống công nghệ và phát triển bộ tài liệu đặc tả kỹ thuật. SAVIS đẩy mạnh hợp tác với WSO2 về việc cung cấp các giải pháp về Open API. Trong đó, WSO2 được biết đến là một đơn vị hàng đầu thế giới, cung cấp các công nghệ API và tư vấn chiến lược toàn diện cho nhiều tổ chức thuộc lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Giáo dục, Y tế, Chính phủ số. WSO2 hiện là đối tác hàng đầu của SAVIS trong cung cấp các giải pháp quản lý API (API Manager), Identity Server, Open Banking, Open Healthcare, nhằm phát triển các nền tảng mở bảo mật và thuận tiện cho cả ba bên: Khách hàng – Nhà cung cấp – Cơ quan quản lý. Salt Edge Inc được biết đến là công ty công nghệ tài chính hàng đầu thế giới khởi tạo thanh toán thông qua cổng API thống nhất và phát triển công nghệ giúp các ngân hàng tuân thủ tối đa các yêu cầu của Chỉ thị thanh toán sửa đổi PSD2 và Open Banking. Kết hợp với những giải pháp công nghệ tiên phong
SAVIS GROUP và chiến lược thúc đẩy ngân hàng mở tại Việt Nam
Tại Việt Nam, xây dựng ngân hàng mở đang nhận được sự quan tâm lớn của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, để ngân hàng mở thực sự cất cánh và phát huy hết giá trị của nó cần sự hợp tác và nỗ lực nhiều hơn của tất cả các bên liên quan. Trong đó, SAVIS Group đã và đang ghi dấu những cột mốc đầu tiên về ngân hàng mở, hứa hẹn mang đến nhiều đột phá trên thị trường tài chính. 1. Về ngân hàng mở – open banking 1.1. Ngân hàng mở là gì? Thuật ngữ ngân hàng mở (open Banking) được nhắc tới lần đầu trong Chỉ thị dịch vụ thanh toán sửa đổi (Revised Payment Services Directive – PSD2) của Liên minh châu Âu (EU, 2015). Theo đó, ngân hàng mở là mô hình kết nối, xử lý các giao diện lập trình ứng dụng mở (Open Application Programming Interface – Open API) cho phép các bên thứ ba cung cấp dịch vụ được quyền truy cập thông tin dữ liệu ngân hàng của khách hàng dựa trên sự chấp thuận của khách hàng. Bên thứ ba thường là các doanh nghiệp công nghệ hoặc các nhà cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến. Người dùng có thể tiếp cận với nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính liên thông trực tiếp với cơ sở dữ liệu tài chính của các ngân hàng. 1.2. Vì sao ngân hàng mở lại mang tới nhiều lợi ích các bên tham gia? Kỷ nguyên ngân hàng mở (open banking) đã tạo thành làn sóng mới ở nhiều quốc gia và châu lục trên thế giới, mang đến những lợi ích tích cực cho tất cả các bên tham gia. Đọc thêm: Lợi ích của Open Banking trong ngân hàng bán lẻ 2. Những cột mốc đầu tiên của SAVIS Open Banking Platform trên thị trường 2.1. Tiên phong hợp tác với WSO2 đẩy mạnh Open API SAVIS đẩy mạnh hợp tác với WSO2 về việc cung cấp các giải pháp về Open API. Trong đó, WSO2 được biết đến là một đơn vị hàng đầu thế giới, cung cấp các công nghệ API và tư vấn chiến lược toàn diện cho nhiều tổ chức thuộc lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Giáo dục, Y tế, Chính phủ số. WSO2 hiện là đối tác hàng đầu của SAVIS trong cung cấp các giải pháp quản lý API (API Manager), Identity Server, Open Banking, Open Healthcare, nhằm phát triển các nền tảng mở bảo mật và thuận tiện cho cả ba bên: Khách hàng – Nhà cung cấp – Cơ quan quản lý. 2.2. Hợp tác với Konsentus xây dựng nguyên tắc hoạt động và mô hình dịch vụ, khung pháp lý cho ngân hàng mở tại thị trường Việt Nam SAVIS bắt tay hợp tác với Konsentus – thương hiệu toàn cầu về tư vấn ngân hàng mở và cơ sở hạ tầng, để cùng xây dựng nguyên tắc hoạt động và mô hình dịch vụ, khung pháp lý cho ngân hàng mở tại Việt Nam. Qua các phiên làm việc, hai bên sẽ cùng nhau xây dựng một bộ nguyên tắc giúp vận hành hệ sinh thái ngân hàng mở ở Việt Nam, tạo lập quy trình vận hành để triển khai các hệ thống công nghệ và phát triển bộ tài liệu đặc tả kỹ thuật. Bên cạnh đó, SAVIS cũng hợp tác với Salt Edge, Fiorano… Đây là những công ty hàng đầu cung cấp giải pháp thanh toán, giải pháp tích hợp qua API, phát triển công nghệ tuân thủ tối đa các yêu cầu của Chỉ thị thanh toán sửa đổi PSD2, PDS3 và open banking cũng như Ping Identity – cung cấp công nghệ đăng nhập một lần (SSO) cho người dùng quyền truy cập vào các ứng dụng liên quan đến Dữ liệu doanh nghiệp. 3. Về SAVIS Open Banking Platform 3.1. SAVIS Open Banking Platform SAVIS Group là nhà cung cấp dịch vụ tin cậy dẫn đầu thị trường và nằm trong TOP 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam. Với kinh nghiệm 20 năm thành lập và phát triển, SAVIS khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường về Nền tảng – Dịch vụ – Giải pháp Chuyển đổi số, An toàn thông tin và Fintech. SAVIS Open Banking Platform là hệ giải pháp được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về pháp lý – công nghệ tạo ra sự kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số. Với cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc và kinh nghiệm về triển khai và vận hành, SAVIS cung cấp cho khách hàng công nghệ tiên tiến cùng trải nghiệm người dùng tốt nhất. 3.2. Tính năng nổi bật của SAVIS Open Banking Platform SAVIS Open Banking Platform hội tụ đầy đủ các tính năng để trở thành nền tảng tiêu chuẩn uy tín trong lĩnh vực Tài chính – Công nghệ: Với lộ trình hợp tác cùng giải pháp sáng tạo, SAVIS tự tin góp phần đưa Việt Nam ghi dấu trên thị trường Ngân hàng – Tài chính mở trong khu vực. Vui lòng liên hệ ngay để kết nối với các chuyên gia hàng đầu về ngân hàng mở tại Việt Nam!
Thách thức về bảo mật trong Ngân hàng mở (Open Banking) và giải pháp
Việc phát triển Ngân hàng mở (Open banking) mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng là thách thức đối với ngành ngân hàng, đặc biệt trong vấn đề bảo mật. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề bảo mật trong ngân hàng mở? Cùng SAVIS tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Theo dự báo của Financial Brand, Open Banking là một trong 8 xu hướng fintech sẽ làm thay đổi ngành ngân hàng. Tại Việt Nam, Ngân hàng mở đang trở thành xu hướng tất yếu và là hướng phát triển then chốt của các ngân hàng. Ngân hàng mở là một mô hình thống nhất cho phép chia sẻ dữ liệu tài chính giữa hai hoặc nhiều bên thứ ba thông qua công nghệ mã nguồn mở API (Open API). Trong mô hình này, ngân hàng sẽ hợp tác với các đối tác công nghệ sở hữu hệ thống dịch vụ mới mẻ, cung cấp các nền tảng công nghệ để xây dựng hệ sinh thái tài chính số đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Rủi ro bảo mật trong ngân hàng mở Chính sự cởi mở của mô hình Open API đặt ra nhiều thách thức cho ngành ngân hàng. Trong đó quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu là thách thức lớn nhất. Khung pháp lý chưa hoàn thiện Ngân hàng mở đang phát triển mạnh tại các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, hành lang pháp lý về ngân hàng mở lại chưa hoàn chỉnh và còn chậm so với tốc độ phát triển của công nghệ. Hiện nay chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về Open API (những dữ liệu nào được phép chia sẻ, các đối tác được sử dụng dữ liệu như thế nào, theo tiêu chuẩn ra sao,…), chưa có tiêu chuẩn chung về hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin, lưu trữ, bảo mật. Do đó, các ngân hàng thương mại hiện đang áp dụng triển khai các giao thức bảo mật API khác nhau. Trong hệ sinh thái, nếu một vài bên sử dụng giao thức API chưa đủ mạnh, thì khả năng bị rò rỉ, đánh cắp dữ liệu là rất cao. Đồng thời, khách hàng cũng không thể biết rõ thông tin cá nhân, dữ liệu tài chính của mình được bảo mật và sử dụng như thế nào. Rủi ro từ đối tác phi ngân hàng Open Banking cho phép các bên cung cấp dịch vụ thứ ba truy cập vào dữ liệu tài chính của người dùng. Do đó, để mở rộng hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ, các ngân hàng sẽ liên kết với các đối tác là công ty công nghệ sở hữu hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ mới mẻ. Các đối tác này thường cung cấp các phương án bảo mật để hợp tác với ngân hàng, nhưng thực tế có rất ít phương án khả quan. Hệ thống hạ tầng vững chắc, kinh nghiệm và năng lực công nghệ để triển khai, khả năng kiểm soát rủi ro là những tiêu chí mà đối tác công nghệ cần đáp ứng được. Tuy nhiên thực tế không phải công ty công nghệ nào cũng có thể đáp ứng được tất cả tiêu chuẩn kể trên. DX Open Banking Platform – Hệ giải pháp toàn diện cho Ngân hàng mở đầu tiên tại Việt Nam Việc lựa chọn được đối tác tin cậy và triển vọng là bài toán mà các ngân hàng cần giải quyết. Thấu hiểu được các vấn đề mà ngành ngân hàng đang gặp phải, SAVIS triển khai giải pháp nền tảng ngân hàng mở DX Open Banking Platform, đáp ứng nhu cầu về pháp lý – công nghệ để kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số. Tiêu chuẩn Bảo mật Financial-grade API Giải pháp DX Open Banking Platform ứng dụng các giải pháp bảo mật xác thực mạnh như OAuth (RFC 6749, RFC 6750), tiên phong cung cấp các giao thức Financial API với cấu trúc dữ liệu bảo mật JSON Data Schemas đáp ứng: Định danh xác thực mạnh SCA – Quản lý định danh và Truy cập IAM Với giải pháp, các tổ chức – doanh nghiệp tài chính định danh, xác thực người dùng cuối nhanh chóng, bảo mật, đa kênh trên mọi nền tảng, giúp giảm thiểu tối đa rủi ro trong giao dịch điện tử: Thiết kế và phát triển các API (API Design Service) theo nhu cầu doanh nghiệp DX Open Banking Platform mang tới giải pháp cho các tổ chức và doanh nghiệp tài chính tối ưu hóa tài nguyên API, Cung cấp hệ giải pháp toàn diện, đầu – cuối theo nhu cầu đa dạng của các tổ chức, doanh nghiệp Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam. Kết luận Ứng dụng Open Banking là chìa khoá giúp ngân hàng Việt Nam bứt tốc tăng trưởng, dẫn đầu thị trường chuyển đổi số ngành ngân hàng. Ngoài việc chuẩn bị tốt các kịch bản ứng phó rủi ro đầu vào, ngân hàng cần nghiên cứu và lựa chọn được đối tác phù hợp, sở hữu hệ thống bảo mật cao nhất theo tiêu chuẩn quốc tế. Vui lòng liên hệ ngay để được đội ngũ chuyên gia SAVIS hỗ trợ nhanh nhất!
Open API – Chìa khoá thúc đẩy ngân hàng mở
Open API đã thay đổi cách các ngân hàng phục vụ khách hàng, nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Điều này thúc đẩy sự phát triển của những mô hình hoạt động mới trong ngành Tài chính – Ngân hàng, tiêu biểu là Ngân hàng mở. Tại sao Open API là chìa khóa thúc đẩy Ngân hàng mở? Hiện tại, người dùng đang phải sử dụng quá nhiều ứng dụng để thanh toán, quản lý tài chính, mua sắm, xác thực,… Nói cách khác việc phải tải một lúc hàng loạt ứng dụng khác nhau khiến người dùng gặp nhiều phiền toái và phức tạp trong chia sẻ dữ liệu, quản lý báo cáo hay truy xuất thông tin. Vì vậy, điều đó đã dẫn tới việc sử dụng API cũng như các ứng dụng tích hợp ngày càng rộng rãi cụ thể là Ngân hàng mở. Mục đích chính của API hoạt động trong Ngân hàng mở (Open Banking) là tạo ra một mô hình thống nhất cho phép chia sẻ dữ liệu tài chính giữa hai hoặc nhiều bên thứ ba. Sử dụng rộng rãi Open API, các tổ chức ngân hàng tạo thành một hệ sinh thái API thực sự; cung cấp những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời nhất nhờ khả năng kết hợp các dịch vụ số của nhiều nhà cung cấp trong một ứng dụng. Người dùng có thể tiếp cận với nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính liên thông trực tiếp với cơ sở dữ liệu tài chính của các ngân hàng. Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ Fintech. Do đó, thay vì cạnh tranh, việc hợp tác với các công ty Fintech là điều cần thiết để ngân hàng đón đầu được những công nghệ mới nhằm cung cấp các dịch vụ hấp dẫn cho khách hàng của mình. Cách tiếp cận này buộc các ngân hàng phải thiết lập một kiến trúc API mở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp nhanh chóng (plug-and-play) các dịch vụ của ngân hàng và Fintech, cuối cùng là tạo ra các cửa hàng ứng dụng ngân hàng với đa tiện ích và dịch vụ. “Ngân hàng mở” – Open Banking sử dụng các Open API đang trở thành một xu hướng mới. Ngân hàng mở tạo ra cơ hội để hình thành các dịch vụ tài chính và phi tài chính tích hợp đa dạng, tạo nguồn thu mới cho các tổ chức tài chính và mở rộng tập khách hàng với hệ sinh thái ứng dụng chia sẻ dữ liệu an toàn. Ứng dụng Open API cho DX Open Banking Solution: Hệ giải pháp toàn diện cho Ngân hàng mở đầu tiên tại Việt Nam. Tiên phong và bứt tốc mạnh mẽ trên cuộc đua chuyển đổi số, SAVIS đã đón đầu xu hướng Ngân hàng mở. Bên cạnh việc ra mắt DX Open Banking Platform được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu về pháp lý – công nghệ để kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số, SAVIS còn kết nối và hợp tác với những tổ chức, doanh nghiệp uy tín về Open API ở Việt Nam và trên thế giới để phát triển hệ sinh thái mở với Open API như DX Open Healthcare Platform (Y tế mở), DX Open Gov (Chính phủ mở),… Một số đối tác hàng đầu của SAVIS trong cung cấp các giải pháp về Open API và Open Banking: WSO2: WSO2 hiện là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp công nghệ mã nguồn mở trên thế giới. WSO2 là một đơn vị có thế mạnh vượt trội trong cung cấp các công nghệ API và tư vấn chiến lược toàn diện cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Giáo dục, Y tế, Chính phủ số. WSO2 hiện là đối tác hàng đầu của SAVIS trong cung cấp các giải pháp quản lý API (API Manager), Identity Server, Open Banking, Open Healthcare, nhằm phát triển các nền tảng mở bảo mật và tiện lợi cho cả 3 bên Khách hàng – Nhà cung cấp – Cơ quan quản lý. SAVIS hợp tác với WS02 cung cấp hệ giải pháp về Open API Salt Edge: Salt Edge Inc là một công ty công nghệ tài chính hàng đầu thế giới khởi tạo thanh toán thông qua cổng API thống nhất và phát triển công nghệ giúp các ngân hàng tuân thủ tối đa các yêu cầu của Chỉ thị thanh toán sửa đổi PSD2 và Open Banking. Kết hợp với những giải pháp công nghệ tiên phong từ Salt Edge, SAVIS đang từng bước hiện đại ngành Ngân hàng, thay đổi cách những tổ chức tài chính vận hành và cải thiện trải nghiệm người dùng. Ping Identity: Ping Identity là một công ty cung cấp công nghệ đăng nhập một lần (SSO) cho người dùng quyền truy cập vào các ứng dụng liên quan đến Dữ liệu công ty. Ping đã được KuppingerCole vinh danh là tổ chức dẫn đầu về quản lý truy cập và nhận dạng khách hàng trong ba năm liên tiếp và đạt Giải thưởng An ninh mạng xuất sắc vào năm 2018. Những giải pháp về bảo mật, định danh, quản lý truy cập, API với sự hợp tác giữa SAVIS và Ping Identity đang phục vụ số lượng khách hàng lớn trong những lĩnh vực trọng điểm đầu tư chuyển đổi số tại Việt Nam: Chính phủ, Tài chính – Ngân hàng, Sản xuất, Bán lẻ, Y tế, Giáo dục… Với nền tảng và cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc cùng các đối tác có kinh nghiệm triển khai, vận hành Open API hàng đầu thế giới,
SAVIS participated in the digital transformation technology seminar for the baking industry
On November 11th, SAVIS and its technology partner, WSO2, participated in a seminar to introduce and share experience in deploying technology solutions to accelerate the digital transformation process in the banking industry, organized by the Information Technology Department of the State Bank of Vietnam in Ho Chi Minh City. The seminar was organized by the Information Technology Department of the State Bank of Vietnam (SBV) in Ho Chi Minh City in collaboration with domestic and international technology enterprises.Intending to introduce and share experiences in implementing technology solutions to help promote the digital transformation process of the banking industry, the speakers brought to the discussion speeches about Redefining future technology applications for the Banking sector (Mr. Han Quoc An, Techdata Company); Overview of applications of Green Lake solutions and cloud computing (Mr. Bui Cong Minh, HPE Company); Red Hat technology and its value to the banking sector (Mr. Khuong Trong Van, Red Hat Company); The necessity of cyber security intelligence and digital risk prevention (Mr. Le Duc Anh, vCyber Company). Notably, the discussion had Mr. Joy Pradeep, solution architect of WSO2 – SAVIS’ technology partner, share his thoughts on Commercializing banking APIs for rapid growth with Open Banking solutions. Mr. Hoang Nguyen Van – Chairman of the Board of Directors of SAVIS, has shared his enthusiasm about digital signatures, electronic signatures, and secure electronic transactions in Finance – Banking.In the sharing, Mr. Hoang Nguyen Van emphasized that open banking is an inevitable trend. Creating Open API ecosystems brings many opportunities but challenges to the banking industry, especially in the security issue of digital signatures and electronic seals. Accordingly, he also pointed out the increasing situation of cheating and forging digital signatures on time-sensitive documents and records such as financial and banking transactions. With standard digital signatures, the displayed generation time is withdrawn from the signing device or server, which simple tools can easily change. As a result, documents can be forged, or fraudulent, leading to the failure to prove the document’s effective date when digitally signed if a dispute occurs. Moreover, expired digital certificates cannot verify the document’s signing time and integrity because of the lack of evidence. The paper then loses its legal value and its ability to become a piece of evidence. The increasing demand for digital signatures requires more secure digital signature solutions that help identify and authenticate the signer accurately, ensure data integrity and prevent denial. To solve this problem, we need more modern digital signing technologies attaching Timestamp, LTV/LTANS, replacing the commonly-used basic digital signatures. With Timestamp, documents, contracts, and financial transaction documents can be validated even after the digital certificate expires. Advanced digital signature technology for long-term validation LTV/LTANS helps prolong the time of document validation, regardless of the lifetime of the digital certificate, which is the optimal solution for electronic storage for five years, ten years, twenty years, or forever. Currently, SAVIS is the first and only organization capable of simultaneously providing two critical services in digital signing: TrustCA Timestamp and TrustCA Remote Signing. At the same time, SAVIS is the Vietnam’s first Qualified Trust Service Provider (QTSP) in terms of digital signing services, secured electronic seals according to Remote Signing model, and HSM digital signing, following EU eIDAS regulations. Consequently, the digital signing services provided by SAVIS are widely accepted in Vietnam and the EU market for cross-border trade. The international acceptance of Vietnam’s trust service providers will help solve the big bottleneck of the digital financial, digital banking, open banking ecosystem, aiming towards market expansion and integration into the international market. SAVIS’s digital signing service ecosystem brings unity and interconnection in securing the identification and authentication process, creates a synchronized electronic transaction market according to a common technical standard, and reduces transaction overload and interruption due to the parties rejecting each other’s results. SAVIS’s digital signature solution system is a significant development step for the digital signature market, and is the foundation for the digital transformation of the banking industry, contributing to the completion of the Open banking model following the 4.0 trend. SAVIS hopes that the sharing at its seminar will raise technology awareness and speed up the banking industry’s digital transformation process. Take a look at some highlights from the event:
SAVIS hợp tác với WSO2 cung cấp hệ giải pháp về Open API
SAVIS là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam góp phần đưa Open API trở nên phổ biến hơn qua những nền tảng công nghệ DX Open Banking Platform (Ngân hàng mở), DX Open Healthcare Platform (Y tế mở), DX Open Gov (Chính phủ mở) của mình cùng đối tác quan trọng trong lĩnh vực này là WSO2. 1. Về WSO2 Thành lập vào năm 2005, với mạng lưới toàn cầu, WSO2 hiện là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp công nghệ mã nguồn mở trên thế giới. WSO2 cung cấp các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở thường được sử dụng nhiều trong các cơ quan tổ chức có hệ thống thông tin với quy mô lớn như một giải pháp chia sẻ dữ liệu tập trung. Phương pháp tiếp cận mã nguồn mở, dựa trên API, phi tập trung của WSO2 đã giúp các nhà phát triển và kiến trúc sư IT làm việc năng suất hơn và tăng tốc trong sáng tạo, phát triển các giải pháp công nghệ. WSO2 cung cấp nền tảng được tích hợp sẵn, dễ dàng tiếp cận mã nguồn mở để triển khai các ứng dụng và dịch vụ on-premise hoặc trên cloud. Công ty hiện là đối tác của hàng trăm tập đoàn toàn cầu và hàng nghìn dự án đã được thực hiện và có hơn 18 nghìn tỷ giao dịch hàng năm sử dụng công nghệ của WSO2. Tìm hiểu thêm về WSO2: https://wso2.com/ 2. SAVIS hợp tác với WSO2 trong cung cấp các giải pháp về Open API WSO2 là một đơn vị có thế mạnh vượt trội trong cung cấp các công nghệ API và tư vấn chiến lược toàn diện cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Giáo dục, Y tế, Chính phủ số. Trong khi đó, SAVIS nằm trong TOP 10 Doanh nghiệp cung cấp Nền tảng – giải pháp chuyển đổi số, Chính phủ số hàng đầu Việt Nam, với 18 năm kinh nghiệm triển khai những dự án trọng điểm quốc gia. Nhận thấy, công nghệ mã nguồn mở, API đang là một xu hướng phát triển vượt bậc trên thế giới với những lợi ích từ kết nối cộng đồng mở, tạo hệ sinh thái mở với Open API, thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và sáng tạo không ngừng. SAVIS đã tiên phong kết nối với WSO2 để cung cấp những giải pháp, dịch vụ, nền tảng đầy sáng tạo và khác biệt cho thị trường Việt Nam. WSO2 hiện là đối tác hàng đầu của SAVIS trong cung cấp các giải pháp quản lý API (API Manager), Identity Server, Open Banking, Open Healthcare, nhằm phát triển các nền tảng mở bảo mật và tiện lợi cho cả 3 bên Khách hàng – Nhà cung cấp – Cơ quan quản lý. Tìm hiểu thêm ngay những Nền tảng mở đầu tiên tại Việt Nam do SAVIS phát triển: DX Open Banking, DX Open Healthcare, DX Open Gov TẠI ĐÂY!
SAVIS và VietinBank Capital ký kết hợp tác chiến lược
Với mục tiêu thúc đẩy hợp tác, xây dựng mối quan hệ bền vững, tạo liên kết phát triển lâu dài, phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực hoạt động của mỗi bên, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và các mô hình kinh doanh mới thông qua quá trình chuyển đổi số, công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS và công ty Quản lý Quỹ VietinBank đã quyết định ký kết hợp tác chiến lược. VietinBank Capital là Công ty 100% vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) hoạt động trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trên thị trường, Vietinbank Capital đã và đang khẳng định vị thế, thương hiệu của mình trên thị trường tài chính, là đối tác chiến lược của nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS nằm trong TOP 10 doanh nghiệp Công nghệ Thông tin hàng đầu Việt Nam cung cấp Nền tảng – Dịch vụ – Giải pháp chuyển đổi số và Bảo mật – An toàn thông tin. Với vị thế của một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, SAVIS tập trung xây dựng nền tảng số phục vụ hoàn thiện hệ thống Chính quyền số, kết nối người dân – doanh nghiệp – cơ quan quản lý nhà nước, xây dựng đồng bộ Tài chính số, Y tế số, Giáo dục số, Truyền hình – Truyền thanh thông minh… SAVIS đang là thương hiệu số một về cung cấp các giải pháp, dịch vụ ký số tại Việt Nam. Với những thế mạnh đó, hai bên thống nhất ký kết hợp tác chiến lược, hướng tới mục tiêu thúc đẩy hợp tác, xây dựng mối quan hệ bền vững, tạo liên kết phát triển lâu dài, phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực hoạt động của mỗi bên, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và các mô hình kinh doanh mới thông qua quá trình chuyển đổi số. Cụ thể, SAVIS sẽ cùng VietinBank Capital xây dựng chiến lược công nghệ thông tin giai đọan 2022 – 2025; xây dựng, triển khai, áp dụng, tư vấn pháp lý về số hóa quy trình số; xây dựng nền tảng tài chính số với tiêu chuẩn mở như: OPEN Finance, OPEN API, OPEN Platform phục vụ triển khai số hóa tổ chức cũng như mở rộng hệ sinh thái tài chính số của VietinBank Capital; tích hợp các giải pháp ký số e-Signature, e-Timestamp, Blockchain và lưu trữ điện tử trong quy trình số. Đồng thời, VietinBank Capital sẽ quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán cho SAVIS. Ông Khổng Phan Đức – Chủ tịch HĐTV Vietinbank Capital chia sẻ: “Với định hướng đẩy mạnh hơn nữa doanh thu từ mảng dịnh vụ trong giai đoạn tới, VietinBank Capital đang tái định hình lại sản phẩm của mình nhằm phục vụ và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, VietinBank Capital cũng đang quyết tâm thực hiện chuyển đổi số một cách toàn diện, đồng bộ để hiện đại hoá các giao dịch, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng hệ thống dịch vụ của VietinBank Capital. Xuất phát từ mong muốn trên, qua quá trình thương thảo, tìm kiếm cơ hội hợp tác, VietinBank Capital nhận thấy Công ty SAVIS là đối tác để VietinBank Capital có thể tin tưởng, đồng hành lâu dài trong quá trình chuyển đổi số của mình để cùng nhau tạo dựng những giá trị mới trong tương lai.” Ông Hoàng Nguyên Vân – Chủ tịch HĐQT công ty SAVIS tại Lễ ký kết Cũng tại sự kiện, đại diện SAVIS, ông Hoàng Nguyên Vân – Chủ tịch HĐQT công ty nhấn mạnh: “Chuyển đổi số sẽ giúp các tổ chức tài chính – ngân hàng tiếp cận những thị trường mới và hội nhập sân chơi quốc tế với một hệ thống giao dịch điện tử đồng bộ theo một tiêu chuẩn kỹ thuật chung. Với kinh nghiệm và cách tiếp cận sáng tạo, SAVIS đã triển khai thành công những dự án số hóa, chuyển đổi số lĩnh vực. Chúng tôi tin tưởng rằng hai bên sẽ hợp tác thành công để mang đến những thay đổi vượt bậc trong hoạt động kinh doanh, trải nghiệm khách hàng của cả VietinBank Capital và SAVIS.” Lễ ký kết hợp tác chiến lược là một khởi đầu quan trọng cho sự hợp tác toàn diện của hai công ty. Hy vọng với nền tảng, kinh nghiệm đã có cùng sự quyết tâm thay đổi, SAVIS và VietinBank Capital sớm đạt được những kết quả tích cực
QTSP và ký số từ xa Remote Signing mang đến lợi thế cạnh tranh lớn cho các tổ chức Tài chính – Ngân hàng Việt Nam
Với chứng nhận QTSP cho mô hình ký số từ xa, ký số HSM, chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử do một QTSP tại Việt Nam sẽ được công nhận rộng rãi trên toàn bộ 27 quốc gia EU. Điều này sẽ mang lại một lợi thế lớn cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. 1. QTSP và bài toán xác thực điện tử an toàn trong giao dịch Một trong những bài toán khó giải nhất của nền tài chính – kinh tế số là quy trình định danh xác thực điện tử an toàn trong giao dịch. Trước kia, các ngân hàng tự vận hành hệ thống CA chuyên dùng để các bên tiến hành đăng ký dịch vụ. Tuy nhiên, hệ thống này nhanh chóng bị quá tải khi các bên thứ ba hoặc nhiều cơ quan tài chính thực hiện đăng ký và xác thực lẫn nhau, dẫn đến cơ sở dữ liệu định danh ngày càng phức tạp và khó kiểm soát, không đảm bảo liên thông theo một tiêu chuẩn quốc tế về an ninh vận hành hệ thống. Vấn đề này mâu thuẫn với mục đích mở rộng hệ sinh thái tài chính số của Chỉ thị Thanh toán Điện tử – PSD2 và mới nhất là chiến lược Ngân hàng mở – Open Banking của các quốc gia trên thế giới, kìm kẹp sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và lộ trình chuyển đổi kinh tế số, xã hội số nói chung. Để gỡ rối khó khăn này cho các ngân hàng – tổ chức tài chính, khung tiêu chuẩn kỹ thuật chung (Regulatory Technical Standards – RTS) cho chỉ thị thanh toán điện tử PSD2 được ban hành bởi Cơ quan Quản lý Ngân hàng Châu Âu (European Banking Authority – EBA) đã chấp nhận sử dụng chứng thư số, chữ ký điện tử đảm bảo QES và con dấu điện tử đảm bảo QSeal của một Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo – QTSP cho quy trình định danh xác thực theo mô hình Ngân hàng Mở – Open Banking. Điều này mở ra phương thức xác thực tin cậy, hợp pháp, được công nhận rộng rãi cho các ngân hàng – tổ chức tài chính tham gia vào thị trường kinh tế số toàn cầu. Quy định eIDAS áp dụng chứng nhận Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo (QTSP) như một tiêu chuẩn cao nhất về sự an toàn, tin cậy, bảo mật trong giao dịch điện tử. Hiện nay, chỉ có chữ ký điện tử đảm bảo QES cho cá nhân, con dấu điện tử đảm bảo cho tổ chức QSeal cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo QTSP được công nhận trên toàn lãnh thổ EU về hiệu lực pháp lý tương đương chữ ký tay hoặc dấu mộc mà không phải trải qua bất cứ thủ tục đánh giá hay giải trình nào khác. Khi không sử dụng dịch vụ định danh xác thực điện tử của QTSP, các tổ chức tham gia thị trường tài chính số không thể thực hiện quy trình xác thực điện tử với các cơ quan quản lý. Việc không tuân thủ các tiêu chuẩn dịch vụ định danh – xác thực cấp độ đảm bảo của QTSP sẽ dẫn tới vô số những rủi ro tiềm ẩn cho các tổ chức tham gia nền tài chính kinh tế số: Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán không được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới về tính pháp lý của bằng chứng, chứng từ điện tử và buộc phải chuẩn bị các hồ sơ pháp lý để giải trình. Các bên tham gia giao dịch trên môi trường tài chính số không đáp ứng yêu cầu về an ninh, bảo mật đối với xác thực mạnh theo PSD2, dẫn tới khả năng bị rút giấy phép hoạt động trên môi trường quốc tế Open Banking. Các tổ chức tài chính, ngân hàng chịu rủi ro bị chối bỏ về công nghệ áp dụng hoặc căn cứ pháp lý khi tiến hành kết nối với thị trường thế giới, không thể tham gia mạng lưới thanh toán – chia sẻ thông tin chung theo PSD2/Open Banking. Kiến trúc chứng thư số không đồng bộ; chữ ký điện tử, chữ ký số không cùng định dạng dẫn tới việc kéo dài thời gian, chi phí để xử lý và chứng thực tài liệu điện tử, đặc biệt là các chứng từ tài chính cần lưu trữ lâu dài ít nhất 10 năm hoặc vĩnh viễn. Thêm vào đó, thị trường tài chính là một trong những thị trường vô cùng nhạy cảm với những rủi ro thường trực về an ninh bảo mật và nguy cơ giả mạo giấy tờ. Cùng với việc chỉ thị thanh toán điện tử PSD2, chiến lược Open Banking tại châu Âu cũng cho phép các dịch vụ tin cậy của QTSP là phương thức duy nhất đảm bảo sự tin cậy giữa các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, khách hàng và các tổ chức Tài chính – Ngân hàng. 2. Lợi thế cạnh tranh của các tổ chức Tài chính – Ngân hàng Việt Nam đến từ QTSP và mô hình ký số từ xa Tháng 7/2021, SAVIS chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing, ký số HSM đầu tiên tại Việt Nam theo quy định EU eIDAS. Nghĩa là toàn bộ 27 nước châu Âu hoàn toàn công nhận dịch vụ chữ ký số,con dấu đảm bảo theo mô hình ký số từ xa do SAVIS cung cấp. Hoạt động theo cơ chế xác
Ngân hàng mở – Open Banking và xu hướng ngân hàng dưới dạng dịch vụ Banking as a Service (BaaS)
Được thúc đẩy bởi quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, ngân hàng đang trải qua giai đoạn chuyển mình lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Tương tự như lĩnh vực giải trí, truyền thông và bán lẻ, Internet đã thay đổi hoàn toàn cách thức kinh doanh. Các ngân hàng không chỉ nên “mở” các dịch vụ của mình mà còn phải xây dựng hệ sinh thái số của riêng họ cũng như tham gia vào các hệ sinh thái với bên ngoài. Do đó, tương lai, các ngân hàng sẽ phải trở thành một “Ngân hàng mở”, cung cấp các sản phẩm, giải pháp ngân hàng theo hình thức dịch vụ – Banking as a Service (BaaS). Ngân hàng không “mở” Non-Open Banking không thể mang lại tương lai thành công Theo một báo cáo của McKinsey, trên toàn cầu có hơn 12.000 công ty khởi nghiệp Fintech đang cạnh tranh với các ngân hàng để giành lợi nhuận lên tới 1 nghìn tỷ USD, trong đó có tới 60% công ty đang gặp rủi ro thuộc năm lĩnh vực kinh doanh bán lẻ sau: tài chính tiêu dùng, thế chấp, cho vay doanh nghiệp nhỏ, thanh toán bán lẻ và quản lý tài sản. Điều này sẽ có tác động toàn diện lên lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, vốn có truyền thống “độc quyền” đối với dữ liệu và quy trình. Trong bối cảnh mới, các ngân hàng nên xác định lại chiến lược kinh doanh của mình và xem xét đến 2 kịch bản cạnh tranh: Kịch bản thứ nhất: Các ngân hàng chỉ cung cấp các dịch vụ ngân hàng (tập trung vào quản lý rủi ro và cung cấp cơ sở hạ tầng tài chính), còn việc phân phối và liên hệ với khách hàng được quản lý bởi các bên thứ 3 (các công ty Fintech hoặc các ngân hàng khác). Mô hình này có thể thú vị đối với một số ngân hàng lớn (thu lợi nhuận từ quy mô kinh tế lớn), những ngân hàng gặp khó khăn trong việc chuyển đổi tổ chức thành một tổ chức linh hoạt một cách nhanh chóng. Vì các dịch vụ ngân hàng gián tiếp có xu hướng thay đổi chậm hơn, nó cho phép tổ chức tập trung vào các yêu cầu phi chức năng điển hình của ngân hàng như tính ổn định, độ tin cậy, bảo mật, tính khả dụng… Kịch bản 2: Các ngân hàng có thể chỉ tập trung vào phân phối và quản lý khách hàng, hợp tác với những bên thứ ba khác (các ngân hàng hoặc Fintech khác) phát triển các dịch vụ ngân hàng. Mô hình này phù hợp với những ngân hàng ngách quy mô nhỏ hơn, những đơn vị có quan hệ khách hàng mạnh mẽ, chỉ tập trung vào phân phối. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng này thu lợi nhuận từ những khách hàng lớn sẽ sử dụng dịch vụ. Hiện nay, Fintech được định vị là nhà phân phối và ngân hàng là nhà cung cấp dịch vụ cơ bản. Nguyên do vì các Fintech thường cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn với tốc độ nhanh hơn để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng, trong khi các ngân hàng đã có sẵn tất cả các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, sự phân chia trách nhiệm này hoàn toàn có thể được đảo ngược. Các ngân hàng cũng có vị trí tốt để giám sát hoạt động phân phối và quan hệ khách hàng trực tiếp, nhờ vào cơ sở khách hàng hiện có, mối quan hệ tin cậy mạnh mẽ với khách hàng và các kênh phân phối rộng khắp (bao gồm hệ thống chăm sóc khách hàng và các chi nhánh). Còn các Fintech sẽ cung cấp một số hoặc tất cả các sản phẩm và dịch vụ cơ bản (chẳng hạn như huy động vốn từ cộng đồng, cho vay ngang hàng…). Tất cả các kịch bản giữa 2 vai trò này hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, chắc chắn rằng kịch bản Ngân hàng không Mở (Non-open Banking) – sẽ không thể mang lại tương lai thành công cho ngân hàng. Việc tạo ra các hệ sinh thái Open API mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng là những thách thức đáng kể đối với ngành ngân hàng. Rõ ràng, các ngân hàng không “mở” kiến trúc và không tham gia vào các hệ sinh thái API sẽ là những tổ chức “mất” nhiều nhất. Theo trích dẫn từ BBVA: “Một công ty không có API giống như một máy tính không có Internet“. Đồng thời, lợi ích mà các ngân hàng thu được sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của ngân hàng đó khi tham gia hệ sinh thái. Cuối cùng, các ngân hàng nên chuyển đổi từ xây dựng các giải pháp tài chính end-to-end sang ngân hàng dưới dạng dịch vụ Banking as a Service, tập hợp các dịch vụ tài chính linh hoạt được điều chỉnh để đáp ứng theo nhu cầu đa dạng từ khách hàng. Điều này đồng nghĩa với cách phân phối truyền thống lấy sản phẩm làm trung tâm cần được chuyển đổi sang lấy khách hàng làm trung tâm, phát triển các dịch vụ có khả năng cung cấp số liệu tài chính rõ ràng và tích hợp dễ dàng với các dịch vụ của bên thứ ba. Tất nhiên, mô hình như thế chỉ có thể đạt được thông qua một hệ sinh thái Open API. Trên thực tế, hệ sinh thái Open API này sẽ giống như một “cửa hàng ứng dụng” với các dịch vụ được cung cấp bởi các bên liên quan. Khách hàng sẽ được lựa chọn chức năng/dịch vụ và giao diện người dùng phù hợp nhất với mình. Khi đưa ra lựa chọn này, đồng
Open API – Sự hợp tác đôi bên cùng có lợi
“Open”, là một từ khóa cũ nhưng lại là khái niệm mới đang xuất hiện với tần suất ngày một lớn trong nền công nghiệp dịch vụ tài chính, đứng đầu trong xu hướng chuyển đổi của ngành dịch vụ Tài chính – Ngân hàng. Các khái niệm Open data (Dữ liệu Mở), Open API (API Mở) và Open Banking (Ngân hàng Mở), dần trở nên quen thuộc. Vậy thực sự Open – Mở là như thế nào? “Open” – Từ khóa cũ nhưng khái niệm mới “Open” vốn là từ khóa đề cập đến khả năng của các công ty trong việc phát triển dịch vụ của họ ra bên ngoài, để các đối tác bên ngoài hoặc thậm chí đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng các dịch vụ này với mục tiêu cao nhất là mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng. Trao đổi, hợp tác, nâng cao chất lượng dịch vụ là những giá trị do từ khóa “Open” này mang lại. Xu hướng “Open” ngày càng trở nên phổ biến nhờ sự phát triển của các Open API (Giao diện lập trình ứng dụng mở). Sử dụng rộng rãi Open API, các tổ chức/doanh nghiệp tạo thành một hệ sinh thái API thực sự; cung cấp những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời nhất nhờ khả năng kết hợp các dịch vụ số của nhiều nhà cung cấp trong một ứng dụng. Open API – Sự hợp tác đôi bên cùng có lợi Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, quá trình phát triển này đã diễn ra nhiều năm (ví dụ: lĩnh vực du lịch, khách hàng có thể đặt phòng trực tuyến từ bất kỳ khách sạn nào thông qua các ứng dụng tích hợp tính năng thanh toán điện tử). Một ví dụ điển hình khác là Uber. Trong những thời kỳ phát triển bùng nổ, Uber đã có giá trị vốn hóa thị trường vượt qua cả BMW. Kết quả này chủ yếu phụ thuộc vào lợi ích từ kết nối đa dạng dịch vụ API giữa Uber và các bên thứ 3: Định vị (positioning) người dùng thông qua hệ điều hành (iOS, Android) Tính toán tuyến đường và bản đồ (được cung cấp bởi MapKit và Google Maps) Gửi tin nhắn văn bản xác thực thông tin chuyến đi/thanh toán… theo thời gian thực cho khách hàng (Twilio) Thanh toán trực tuyến/ví điện tử do (Braintree) Biên lai thanh toán dịch vụ (Mandrill) Các dịch vụ được lưu trữ đám mây trên Amazon Web Services (AWS) Việc kết hợp các dịch vụ API hàng đầu này cho phép các công ty khởi nghiệp như Uber mang đến trải nghiệm người dùng tuyệt vời và sáng tạo chỉ sau một khoảng thời gian rất ngắn, là minh chứng rõ ràng cho những lợi ích từ kết nối cộng đồng mở, tạo hệ sinh thái mở với Open API, thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và sáng tạo không ngừng. Giai đoạn sau đó, các công ty khởi nghiệp này thường sẽ tự phát triển và cung cấp API của riêng họ và cho phép tích hợp dễ dàng với các dịch vụ của các công ty khác. Ví dụ: API của Uber cũng được tích hợp trong ứng dụng của hãng hàng không Mỹ – United Airlines. Những ví dụ trên cho thấy lợi ích chung của một hệ sinh thái Open API. Khi đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tiếp với khách hàng sẽ bổ sung những tiện ích theo nhu cầu của người dùng, trong khi các bên thứ ba có thể thu được lợi nhuận khi các API của mình được sử dụng nhiều hơn. Với hoạt động hợp tác đôi bên cùng có lợi này, người hưởng lợi nhiều nhất chính là khách hàng. Ví dụ về Uber chắc chắn không phải là một trường hợp duy nhất cho thấy tiềm năng của Open API. Đơn cử một ví dụ khác: UPS đã thành công trong việc tăng thị phần bằng cách tích hợp API của mình vào các trang web trực tuyến hoặc eBay đã tạo ra 60% doanh thu thông qua các API của mình. Open Banking – Phá bỏ sự bảo thủ và độc quyền thị trường của ngân hàng Lĩnh vực Ngân hàng, với sự bảo thủ trong việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới, sự tự tin vào tính độc quyền thị trường, đang là lĩnh vực cần phải đổi mới trước tiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ khách hàng. “Ngân hàng Mở” – Open Banking sử dụng các Open API đang trở thành một xu hướng mới, được thúc đẩy bởi sự thay đổi chóng mặt và gia tăng nhu cầu từ khách hàng. Cạnh tranh khốc liệt với các công ty Fintech và các quy định pháp luật mới như Chỉ thị sửa đổi về dịch vụ thanh toán PSD2 là những yếu tố thúc đẩy ngân hàng thực hiện “Mở” dữ liệu và kiến trúc của họ đồng thời vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định bảo vệ thông tin khách hàng (như GDPR – Quy định về bảo mật thông tin của EU). Trong Báo cáo Ngân hàng số (Digital Banking Report) năm 2017, Open Banking – Ngân hàng Mở được các lãnh đạo ngân hàng hàng đầu thế giới xếp hàng 4 trong những xu hướng quan trọng nhất năm 2017, dù cách đó 1 năm còn không xuất hiện trong TOP 10. Open Banking hiện vẫn đang tiếp tục khẳng định xu thế đứng đầu làn sóng chuyển đổi số ngành Tài chính – Ngân hàng khi các tổ chức Tài chính – Ngân hàng, dịch vụ thanh toán trực tuyến tại các quốc gia tiếp nhận, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ. Những thay đổi trong lĩnh vực ngân hàng đã thúc đẩy tốc độ ứng dụng Ngân hàng